Sốt xuất huyết ở trẻ em

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do vi rút Dengue lây lan qua người từ  muỗi cái Aedes có mang vi rút gây bệnh. Vi rút Dengue có 4 chủng huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3,DEN-4. Ở Việt Nam có cả 4 chủng huyết thanh này, ví dụ sau khi bị sốt xuất huyết DEN-1 thì vẫn có thể bị sốt xuất huyết DEN-2.

Theo Tổ chức Y tế thế Giới (WHO), nguyên nhân gây lây lan dịch sốt xuất huyết chủ yếu do muỗi cái thuộc chi Aedes, dân gian hay gọi là muỗi vằn. Muỗi cái Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi, dần lây lan qua các khu vực khác nhờ tàu thuyền và máy bay. Muỗi cái Aedes aegypti formosus sinh sống chủ yếu ở khu đô thị trong khi loài muỗi cái Aedes albopictus sống chủ yếu ở vùng nông thôn.

Loài này truyền bệnh qua vết đốt, nước bọt của chủng có chứa vi rút Dengue sẽ vào máu người bệnh gây sốt xuất huyết. Nguy hiểm hơn khi muỗi cái Aedes aegypti mang trong mình ri vút Dengue sẽ có khả năng ủ bệnh trong cơ thể từ 8 – 11 ngày. Khi vi rút này tấn công vào cơ thể người, chúng sẽ “chu du” trong máu từ 2 đến 7 ngày. Quá trình lây virus từ muỗi qua người rồi từ người bệnh qua muỗi theo một vòng tuần hoàn khiến việc bùng phát dịch sốt xuất huyết trở nên nhanh hơn. Thời điểm muỗi hoạt động đốt hút máu người nhiều nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Ngoài nguồn lây từ con người, các tổ chức y tế còn phát hiện ra loài khỉ sống ở Malaysia có mang vi rút Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh xảy ra phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới do vi rút Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue) gây ra. Loại vi rút này có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng vi rút và có khả năng tạo ra miễn dịch với chủng đó suốt đời. Điều này không có nghĩa là người từng bị sốt xuất huyết có khả năng miễn dịch với 3 chủng còn lại. Vì vậy, một người có thể sẽ bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần. Vi rút Dengue lây lan qua người chủ yếu do muỗi cái thuộc giống Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời người bệnh có thể trở nặng thậm chí tử vong.

Sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có dấu hiệu sốt cao từ ngày thứ 3. Nhiều cha mẹ nhầm với bệnh cảm cúm hay bệnh liên quan đến đường hô hấp, dẫn đến phát hiện bệnh trễ, có thể gây ra các biến chứng nặng.

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn khôi phục. 

1. Giai đoạn sốt

Sau khi bị nhiễm vi rút Dengue từ muỗi, người bệnh sẽ ủ bệnh từ 4 – 7 ngày, có khi tới 14 ngày, sau đó mới xuất hiện các biểu hiện sốt. Đây là giai đoạn sốt, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục hoặc sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng đi kèm như: Mệt mỏi rũ rượi, đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, đau đầu, nhức hai bên hốc mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các cơ khớp,…

Đối với trẻ em, triệu chứng phổ biến là sốt kèm theo đau họng và đau bụng. Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 thường xuất hiện xuất huyết nhẹ như: Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi. Sau khi hạ sốt, bé có thể sẽ xuất hiện các nốt ban ở mình, sau đó lan đến mặt, các chi, lòng bàn tay và bàn chân gây ngứa.

2. Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, lúc đó sẽ xuất hiện một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Các biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Người bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm có thể đối mặt với những triệu chứng nặng như:

  • Các triệu chứng của thoát huyết tương do bị tăng tính thấm thành mạch. 
  • Người bệnh có thể bị tràn dịch phổi và có các triệu chứng như: Đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức nặng ngực và khó thở.
  • Triệu chứng nặng khi bị tràn dịch màng bụng như: Chướng bụng, bụng to nhanh.
  • Đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan phình to, vật vã, li bì, lạnh chân tay, da lạnh ẩm toàn thân, tiểu ít.
  • Xuất huyết dưới da: Xuất hiện các nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết, thường sẽ có ở mặt trước 2 chân, và mặt trong 2 cánh tay, đùi, mạng sườn, bụng.
  • Tình trạng nguy hiểm hơn khi xuất huyết nội tạng đường tiêu hóa, xuất huyết ở phổi và não với các triệu chứng như: Nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu bất thường ở âm đạo, rong kinh,…
  • Các biến chứng nặng mà người bệnh sốt xuất huyết có thể phải đối mặt ở giai đoạn nguy hiểm như: Viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận.

Những biến chứng nặng có thể xảy ra ở một số người bệnh không có các dấu hiệu thoát huyết tương hoặc không bị sốc. Trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc tốt, quan sát kỹ các triệu chứng của bệnh; nếu có các triệu chứng trở nặng như trên cần đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

3. Giai đoạn hồi phục

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày, người bệnh hết sốt, sức khỏe dần hồi phục, huyết áp ổn định, tiểu nhiều hơn và thèm ăn. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường. 

Ở giai đoạn này, người nhà bệnh nhân cần lưu ý: Chăm sóc người bệnh cẩn thận và đúng cách, không được lơ là các triệu chứng bất thường dù bệnh nhân có biểu hiện hồi phục. Giai đoạn này, nếu không được chăm sóc kỹ người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi và phòng muỗi đốt một trong những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính. Bạn có thể thực các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây:

  • Ngăn ngừa muỗi sinh sản: Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ được trứng. Thả cả hoặc con mê sô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: Xô, chậu, lu, khạp,… Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa lăng quăng như chai, lọ mảnh chai, lon, vỏ dừa, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ,…
  • Phòng muỗi đốt bằng các cách như: Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả ban ngày. Xua đuổi muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện muỗi,… Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với chính quyền để phun đủ các đợt phun hóa chất diệt muỗi. 
  • Phòng lây lan dịch từ người bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.

Xin giới thiệu đến quý phụ huynh nên dùng mùng chống muỗi KACHOOBABY cho bé khi bé ngủ hoặc nằm chơi, tránh muỗi đốt và côn trùng cắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi nhanh
Gọi cho anhlinhmkt

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger

Chat Zalo
Chat Zalo

Gửi Mail
Gửi Mail